Huyền bí núi Văn núi Võ
Đứng trên đỉnh dãy núi Tam Đảo sẽ thấy hai ngọn núi Văn, núi Võ sừng sững giữa cánh đồng xã Ký Phú và Văn Yên. Tại đây, cả một vùng rộng lớn là núi đất duy chỉ có 2 ngọn núi bằng đá có liên quan đến vị anh hùng Lưu Nhân Chú - một trong 18 người dự Hội thề Lũng Nhai khi xưa. Người ta gọi đó là núi Văn - núi Võ, hai ngọn núi dưới chân Tam Đảo này chất chứa bao điều kỳ lạ.
< Núi Văn.
Long mạch mộ kết
Lịch sử đã ghi nhận Lưu Nhân Chú quê ở xã Thuận Thượng, tức xã Văn Yên và Ký Phú (Đại Từ - Thái Nguyên) ngày nay. Vùng đất lạ dưới chân Tam Đảo này từng một thời được mệnh danh là vùng đất thiêng, căn cốt long mạch của dãy Tam Đảo, kéo dài về tận núi Tản Viên, vùng Ba Vì (Hà Nội).
< Và ngọn núi Võ.
Theo lời kể của ông Lưu Sỹ Phiến - hậu duệ đời thứ 19 của anh hùng Lưu Nhân Chú. Thân sinh của tướng Lưu Nhân Chú là một người bí ẩn, cụ có 2 con chó săn và thường cho chúng vào rừng săn bắt cùng. Trong một lần vào rừng, cụ ngủ cạnh hai tảng đá lớn ở khu Miễu, chỉ một lúc sau mối đùn lên trùm khắp cơ thể.
Người nhà chia nhau đi tìm khắp nơi và phát hiện ngôi mộ kết. Các thầy địa lý cho rằng, đó là điềm lạ và khu vực đó là long mạch của dòng họ Lưu. Quả đúng như vậy, một thời gian sau, dòng họ Lưu xuất hiện người anh hùng Lưu Nhân Chú nổi danh khắp nước Nam.
Người Tàu thấy vậy liền cho người sang khu Miễu tìm ngôi mộ kết ấy để phá long mạch. Chúng đào một rãnh sâu giữa hai tảng đá và chôn than xuống dưới. Ngay sau đó, chính những kẻ phá hoại long mạch đã hộc máu mồm chết ngay tức khắc, máu nhuộm đỏ cả một con suối cạnh khu Miễu.
< Danh tướng Lưu Nhân Chú.
Sau này, hậu duệ dòng họ Lưu đã nhiều lần tìm đến khu Miễu với ý định hàn lại long mạch nhưng đào sâu bao nhiêu cũng không hết lớp than trấn yểm của người Tàu. Hiện tại, khu vực Miễu vẫn còn hai tảng đá hình ngai vàng và những rãnh sâu của lớp than trấn yểm năm xưa.
Lưu Nhân Chú bị ám sát
Theo sách “Đại Việt sử ký toàn thư”, năm 1416 Lưu Nhân Chú nghe danh tiếng của Lê Lợi đã tụ họp tại thánh địa Lam Sơn - Thanh Hoá và dự Hội thề Lũng Nhai ngay từ những ngày đầu khởi nghĩa thề quyết cùng nhau đánh đuổi giặc Minh xâm lược.
Năm 1427, Lưu Nhân Chú và Lê Sát đã mưu trí, dũng cảm chém được đầu Liễu Thăng tại ải Chi Lăng. Sau khi cuộc kháng chiến chống quân Minh kết thúc, Lê Lợi lên ngôi vua đã phong Lưu Nhân Chú chức Á thượng hầu để trông nom quản lý việc quân sự.
< Đồi Quần Ngựa - nơi Lưu Nhân Chú và nghĩa quân luyện binh mãi mã.
Năm 1433, Lê Thái Tổ mất, Lê Thái Tông lên ngôi khi mới 11 tuổi, Tư đồ Lê Sát ghen ghét nên ủ mưu sai người giết hại Lưu Nhân Chú. Đến khi vua Lê Thái Tông khôn lớn, tự mình cầm quyền, biết được nỗi oan của Lưu Nhân Chú bèn trị tội Lê Sát. Năm 1484, Lê Thánh Tông truy tặng Lưu Nhân Chú là Thái phó Vinh quốc công (Thái phó là một trong ba phụ chính đại thần tối cao của quốc gia).
Theo ông Lưu Sỹ Phiến, thời kỳ long mạch ở mộ kết khu Miễu bị phá không lâu thì tướng Lưu Nhân Chú bị ám hại. Để tưởng nhớ đến công lao to lớn của Lưu Nhân Chú, người dân hai xã Văn Yên, Ký Phú đã xây đền thờ ông dưới chân hai ngọn núi Văn, núi Võ và hàng năm đều tổ chức lễ hội vào mùng 4 Tết âm lịch.
Bí ẩn núi song toàn
Ông Lưu Sỹ Phiến cho hay, trước đây do nằm cách khá xa khu dân cư nên ít người lui tới núi Võ, ngay cả người dân xã Văn Yên chưa ai đi được tận cùng hệ thống hang động bên trong. Chính vì thế, hang động lưu giữ được hiện vật và nhiều dấu tích của tướng Lưu Nhân Chú. Những bí ẩn ấy càng trở nên thần bí khi tôn tạo lại đền thờ, một phần núi Võ đã sập xuống lấp đi cửa hang.
< Bàn thờ Lưu Nhân Chú.
Đối diện với núi Võ là đồi Quần Ngựa với nhiều chứng tích là những hầm hào luyện tập, đánh trận của tướng Lưu Nhân Chú khi xưa, nhờ có rừng thông che chở nên ngọn núi được giữ lại nguyên vẹn. Bên cạnh đồi Quần Ngựa là hồ Tắm Ngựa, tương truyền khi xưa mỗi khi tập trận xong nghĩa quân của Lưu Nhân Chú thường cho ngựa xuống uống nước tắm mát ở hồ nước này. Không chỉ núi Võ, ngọn núi Văn thuộc xã Ký Phú còn sở hữu hệ thống hang động kỳ ảo hơn rất nhiều.
Ngọn núi Văn hiện tại nằm ngay cạnh trụ sở UBND xã Ký Phú. Ngọn núi như một chiếc bút giữa vùng chảo của dãy Tam Đảo. Ông Lỗ Văn Đường, Phó Chủ tịch xã Ký Phú cho hay, giữa núi Văn có một hang động, người dân gọi là hang dơi, nhưng rất ít người dám lên đó. Mùng 4 Tết Nguyên đán hàng năm diễn ra Lễ hội núi Văn, núi Võ để tưởng nhớ anh hùng dân tộc Lưu Nhân Chú thì mới có người vào hang tham quan.
< Các cửa hang núi Võ đã bị lấp kín.
Tuy nhiên, mọi người cũng chỉ đến vòng ngoài cửa chứ không dám đi sâu vào trong. Một số cụ cao niên cho biết, bên trong đó có một ao nước ngọt không bao giờ cạn với hệ thống nhũ thạch rất đẹp. Trước đây có đàn khỉ sinh sống bên trong nhưng rồi chúng đã bỏ đi khi cây cối thưa dần.
Trao đổi với chúng tôi, đại diện UBND xã Ký Phú cho hay, hiện đang có kế hoạch di chuyển trụ sở sang địa điểm mới để trả lại đất cho khu di tích. Đó cũng là cách để bảo vệ di tích và tưởng nhớ đến vị anh hùng dân tộc. Năm 1981, Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ VH-TT&DL) đã công nhận khu di tích núi Văn, núi Võ và đền thờ Lưu Nhân Chú là Di tích cấp Quốc gia.
Hang động kỳ bí
Dẫn chúng tôi tham quan khu hang động trong lòng núi Võ, ông Lưu Sỹ Phiến cho biết, do nằm cách khá xa khu dân cư nên ít người lui tới, bản thân người dân xã Văn Yên chưa ai đi tận cùng hệ thống hang động trong núi Võ. Chính vì vậy, hang động lưu giữ hiện vật, dấu tích gì vẫn còn là điều bí ẩn. Đối diện với núi Võ là quần thể núi Quần Ngựa, hiện vẫn còn chứng tích những hầm hào luyện tập, đánh trận của danh tướng Lưu Nhân Chú khi xưa, nhờ có rừng thông che chở nên ngọn núi được giữ lại nguyên vẹn.
Không chỉ núi Võ, người dân nơi đây cho biết, ngọn núi Văn thuộc xã Ký Phú còn sở hữu hệ thống hang động hoành tráng hơn. Đi bộ qua cánh đồng nằm xen giữa hai dãy núi, chúng tôi đến được chân được ngọn núi Văn. Trụ sở xã Ký Phú nằm ngay chân ngọn núi nên tôi có dịp được ông Lỗ Văn Đường, Phó Chủ tịch xã Ký Phú, kể cho nghe câu chuyện về hang động trên núi Văn.
< Cửa hang động trên núi Văn.
Ông Đường xác nhận, giữa núi Văn có một hang động, người dân gọi là hang dơi, song rất ít người lên đó, chỉ dịp mùng 4 Tết Nguyên Đán hàng năm, diễn ra Lễ hội núi Văn, núi Võ tưởng nhớ anh hùng dân tộc Lưu Nhân Chú mới có người vào hang tham quan. Tuy nhiên, mọi người cũng chỉ đến vòng ngoài cửa chứ ít đi sâu vào trong hang.
Nghe một số người từng vào hang kể lại thì trong đó có một ao nước ngọt không bao giờ cạn với hệ thống nhũ thạch rất đẹp. Ngày trước, tại đây có đàn khỉ sinh sống, chúng vẫn thường từ trên núi xuống ngắt lúa của bà con. Nhưng do cây cối trên rừng thưa dần nên lũ khỉ đã bỏ đi nơi khác. Hiện, xã chúng tôi đang di chuyển trụ sở sang địa điểm mới để trả lại đất cho khu di tích. Hy vọng, sau khi hoàn thành, nơi đây kết hợp với hồ Gò Miếu sẽ trở thành điểm tham quan du lịch quan trọng của huyện Đại Từ bên cạnh hồ Núi Cốc và di tích 27/7", ông Đường bộc bạch.
Theo sự hướng dẫn của ông Phó Chủ tịch xã Ký Phú, chúng tôi vạch những cây dại lần tìm tới khu hang động. Sau hơn 10 phút lần mò, hiện ra giữa lưng chừng ngọn núi đá vôi là một cửa hang hình tam giác rộng với những trầm tích nhũ vôi khá đẹp.
Nhưng do hang tối, lối đi vào nguy hiểm nên chúng tôi đành phải chiêm ngưỡng hang động từ phía bên ngoài.
Thiết nghĩ, việc khu quần thể hang động trên núi Văn và núi Võ chưa được nghiên cứu, khảo sát là điều đáng tiếc.
< Núi Văn.
Long mạch mộ kết
Lịch sử đã ghi nhận Lưu Nhân Chú quê ở xã Thuận Thượng, tức xã Văn Yên và Ký Phú (Đại Từ - Thái Nguyên) ngày nay. Vùng đất lạ dưới chân Tam Đảo này từng một thời được mệnh danh là vùng đất thiêng, căn cốt long mạch của dãy Tam Đảo, kéo dài về tận núi Tản Viên, vùng Ba Vì (Hà Nội).
< Và ngọn núi Võ.
Theo lời kể của ông Lưu Sỹ Phiến - hậu duệ đời thứ 19 của anh hùng Lưu Nhân Chú. Thân sinh của tướng Lưu Nhân Chú là một người bí ẩn, cụ có 2 con chó săn và thường cho chúng vào rừng săn bắt cùng. Trong một lần vào rừng, cụ ngủ cạnh hai tảng đá lớn ở khu Miễu, chỉ một lúc sau mối đùn lên trùm khắp cơ thể.
Người nhà chia nhau đi tìm khắp nơi và phát hiện ngôi mộ kết. Các thầy địa lý cho rằng, đó là điềm lạ và khu vực đó là long mạch của dòng họ Lưu. Quả đúng như vậy, một thời gian sau, dòng họ Lưu xuất hiện người anh hùng Lưu Nhân Chú nổi danh khắp nước Nam.
Người Tàu thấy vậy liền cho người sang khu Miễu tìm ngôi mộ kết ấy để phá long mạch. Chúng đào một rãnh sâu giữa hai tảng đá và chôn than xuống dưới. Ngay sau đó, chính những kẻ phá hoại long mạch đã hộc máu mồm chết ngay tức khắc, máu nhuộm đỏ cả một con suối cạnh khu Miễu.
< Danh tướng Lưu Nhân Chú.
Sau này, hậu duệ dòng họ Lưu đã nhiều lần tìm đến khu Miễu với ý định hàn lại long mạch nhưng đào sâu bao nhiêu cũng không hết lớp than trấn yểm của người Tàu. Hiện tại, khu vực Miễu vẫn còn hai tảng đá hình ngai vàng và những rãnh sâu của lớp than trấn yểm năm xưa.
Lưu Nhân Chú bị ám sát
Theo sách “Đại Việt sử ký toàn thư”, năm 1416 Lưu Nhân Chú nghe danh tiếng của Lê Lợi đã tụ họp tại thánh địa Lam Sơn - Thanh Hoá và dự Hội thề Lũng Nhai ngay từ những ngày đầu khởi nghĩa thề quyết cùng nhau đánh đuổi giặc Minh xâm lược.
Năm 1427, Lưu Nhân Chú và Lê Sát đã mưu trí, dũng cảm chém được đầu Liễu Thăng tại ải Chi Lăng. Sau khi cuộc kháng chiến chống quân Minh kết thúc, Lê Lợi lên ngôi vua đã phong Lưu Nhân Chú chức Á thượng hầu để trông nom quản lý việc quân sự.
< Đồi Quần Ngựa - nơi Lưu Nhân Chú và nghĩa quân luyện binh mãi mã.
Năm 1433, Lê Thái Tổ mất, Lê Thái Tông lên ngôi khi mới 11 tuổi, Tư đồ Lê Sát ghen ghét nên ủ mưu sai người giết hại Lưu Nhân Chú. Đến khi vua Lê Thái Tông khôn lớn, tự mình cầm quyền, biết được nỗi oan của Lưu Nhân Chú bèn trị tội Lê Sát. Năm 1484, Lê Thánh Tông truy tặng Lưu Nhân Chú là Thái phó Vinh quốc công (Thái phó là một trong ba phụ chính đại thần tối cao của quốc gia).
Theo ông Lưu Sỹ Phiến, thời kỳ long mạch ở mộ kết khu Miễu bị phá không lâu thì tướng Lưu Nhân Chú bị ám hại. Để tưởng nhớ đến công lao to lớn của Lưu Nhân Chú, người dân hai xã Văn Yên, Ký Phú đã xây đền thờ ông dưới chân hai ngọn núi Văn, núi Võ và hàng năm đều tổ chức lễ hội vào mùng 4 Tết âm lịch.
Bí ẩn núi song toàn
Ông Lưu Sỹ Phiến cho hay, trước đây do nằm cách khá xa khu dân cư nên ít người lui tới núi Võ, ngay cả người dân xã Văn Yên chưa ai đi được tận cùng hệ thống hang động bên trong. Chính vì thế, hang động lưu giữ được hiện vật và nhiều dấu tích của tướng Lưu Nhân Chú. Những bí ẩn ấy càng trở nên thần bí khi tôn tạo lại đền thờ, một phần núi Võ đã sập xuống lấp đi cửa hang.
< Bàn thờ Lưu Nhân Chú.
Đối diện với núi Võ là đồi Quần Ngựa với nhiều chứng tích là những hầm hào luyện tập, đánh trận của tướng Lưu Nhân Chú khi xưa, nhờ có rừng thông che chở nên ngọn núi được giữ lại nguyên vẹn. Bên cạnh đồi Quần Ngựa là hồ Tắm Ngựa, tương truyền khi xưa mỗi khi tập trận xong nghĩa quân của Lưu Nhân Chú thường cho ngựa xuống uống nước tắm mát ở hồ nước này. Không chỉ núi Võ, ngọn núi Văn thuộc xã Ký Phú còn sở hữu hệ thống hang động kỳ ảo hơn rất nhiều.
Ngọn núi Văn hiện tại nằm ngay cạnh trụ sở UBND xã Ký Phú. Ngọn núi như một chiếc bút giữa vùng chảo của dãy Tam Đảo. Ông Lỗ Văn Đường, Phó Chủ tịch xã Ký Phú cho hay, giữa núi Văn có một hang động, người dân gọi là hang dơi, nhưng rất ít người dám lên đó. Mùng 4 Tết Nguyên đán hàng năm diễn ra Lễ hội núi Văn, núi Võ để tưởng nhớ anh hùng dân tộc Lưu Nhân Chú thì mới có người vào hang tham quan.
< Các cửa hang núi Võ đã bị lấp kín.
Tuy nhiên, mọi người cũng chỉ đến vòng ngoài cửa chứ không dám đi sâu vào trong. Một số cụ cao niên cho biết, bên trong đó có một ao nước ngọt không bao giờ cạn với hệ thống nhũ thạch rất đẹp. Trước đây có đàn khỉ sinh sống bên trong nhưng rồi chúng đã bỏ đi khi cây cối thưa dần.
Trao đổi với chúng tôi, đại diện UBND xã Ký Phú cho hay, hiện đang có kế hoạch di chuyển trụ sở sang địa điểm mới để trả lại đất cho khu di tích. Đó cũng là cách để bảo vệ di tích và tưởng nhớ đến vị anh hùng dân tộc. Năm 1981, Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ VH-TT&DL) đã công nhận khu di tích núi Văn, núi Võ và đền thờ Lưu Nhân Chú là Di tích cấp Quốc gia.
Hang động kỳ bí
Dẫn chúng tôi tham quan khu hang động trong lòng núi Võ, ông Lưu Sỹ Phiến cho biết, do nằm cách khá xa khu dân cư nên ít người lui tới, bản thân người dân xã Văn Yên chưa ai đi tận cùng hệ thống hang động trong núi Võ. Chính vì vậy, hang động lưu giữ hiện vật, dấu tích gì vẫn còn là điều bí ẩn. Đối diện với núi Võ là quần thể núi Quần Ngựa, hiện vẫn còn chứng tích những hầm hào luyện tập, đánh trận của danh tướng Lưu Nhân Chú khi xưa, nhờ có rừng thông che chở nên ngọn núi được giữ lại nguyên vẹn.
Không chỉ núi Võ, người dân nơi đây cho biết, ngọn núi Văn thuộc xã Ký Phú còn sở hữu hệ thống hang động hoành tráng hơn. Đi bộ qua cánh đồng nằm xen giữa hai dãy núi, chúng tôi đến được chân được ngọn núi Văn. Trụ sở xã Ký Phú nằm ngay chân ngọn núi nên tôi có dịp được ông Lỗ Văn Đường, Phó Chủ tịch xã Ký Phú, kể cho nghe câu chuyện về hang động trên núi Văn.
< Cửa hang động trên núi Văn.
Ông Đường xác nhận, giữa núi Văn có một hang động, người dân gọi là hang dơi, song rất ít người lên đó, chỉ dịp mùng 4 Tết Nguyên Đán hàng năm, diễn ra Lễ hội núi Văn, núi Võ tưởng nhớ anh hùng dân tộc Lưu Nhân Chú mới có người vào hang tham quan. Tuy nhiên, mọi người cũng chỉ đến vòng ngoài cửa chứ ít đi sâu vào trong hang.
Nghe một số người từng vào hang kể lại thì trong đó có một ao nước ngọt không bao giờ cạn với hệ thống nhũ thạch rất đẹp. Ngày trước, tại đây có đàn khỉ sinh sống, chúng vẫn thường từ trên núi xuống ngắt lúa của bà con. Nhưng do cây cối trên rừng thưa dần nên lũ khỉ đã bỏ đi nơi khác. Hiện, xã chúng tôi đang di chuyển trụ sở sang địa điểm mới để trả lại đất cho khu di tích. Hy vọng, sau khi hoàn thành, nơi đây kết hợp với hồ Gò Miếu sẽ trở thành điểm tham quan du lịch quan trọng của huyện Đại Từ bên cạnh hồ Núi Cốc và di tích 27/7", ông Đường bộc bạch.
Theo sự hướng dẫn của ông Phó Chủ tịch xã Ký Phú, chúng tôi vạch những cây dại lần tìm tới khu hang động. Sau hơn 10 phút lần mò, hiện ra giữa lưng chừng ngọn núi đá vôi là một cửa hang hình tam giác rộng với những trầm tích nhũ vôi khá đẹp.
Nhưng do hang tối, lối đi vào nguy hiểm nên chúng tôi đành phải chiêm ngưỡng hang động từ phía bên ngoài.
Thiết nghĩ, việc khu quần thể hang động trên núi Văn và núi Võ chưa được nghiên cứu, khảo sát là điều đáng tiếc.
Leave a Comment