Thung lũng trên đỉnh Am Thông
Bằng Am, còn gọi là Am Thông hay Tùng Sơn ở rìa phía Bắc cụm núi Hữu Niên, đây là dãy núi đá vôi cao 830 m so với mực nước biển tọa lạc tại khu vực xã Đại Hồng, Đại Lộc, Quảng Nam, cách trung tâm Đà Nẵng 46 km về hướng tây.
< Trên đỉnh núi Am Thông.
Từ quốc lộ 14B, cách bờ nam đầu cầu Hà Nha khoảng một cây số, một con đường đất đá mới mở dốc ngược lên đỉnh Tùng Sơn khởi đầu cho một dự án du lịch. Ngày nay, lên tận đỉnh non cao này, mới thấy trên cái mặt bằng nhấp nhô đồi dốc rộng có đến hàng trăm hecta, nay chỉ còn một vạt rừng thông nhỏ tiếp cận với rừng già sau lưng.
< Xưa nơi đây có rất nhiều thông nên mới có tên là Am Thông hay Tùng Sơn. Do chiến tranh và con người khai thác nên chỉ còn lại 2 gốc thông già cheo leo trên mỏm đá.
Do núi cao, vách dựng đứng, đường mòn nhiều dốc hiểm trở nên bạn sẽ mất khoảng 3 tiếng để leo lên núi và hơn một tiếng để xuống.
Nếu như ở phía nam, núi An Bằng và một phần Thọ Lâm có cây dầu rái đã bao đời nay trở thành một phần đời sống của người dân địa phương với lượng dầu rái khai thác phục vụ cho các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, thì ở phía bắc, núi Tùng Sơn – bằng Am chỉ là một cái trảng rộng mông mênh cây cỏ và mây trắng bay lãng đãng, khơi gợi trong trí nhớ con người về một vị tu sĩ ẩn tu nhuốm màu truyền thuyết…
< Mỏm đá có hình đầu người như đang đau đáu về miền vô định nào đó tận trời xanh.
Đỉnh núi là một thung lũng tuyệt đẹp dựa lưng vào ba quả đồi nhỏ với 4 khe suối chảy xuôi gồm khe Lim, khe Hóc, khe Hung và khe nước Đỏ.
Nhiệt độ ở đây luôn thấp hơn dưới chân núi 5 - 7 độ C và độ ẩm cao nên có nhiều loài địa lan, phong lan và dương xỉ phát triển. Sim và cây chổi là hai loài mọc phổ biến. Người dân hàng ngày vẫn leo lên đỉnh để cắt cây chổi về bán. Đến mùa sim chín, bạn có thể làm một bữa no nê quanh vài bụi sim trĩu trái.
< Tấm bia ghi bài thơ ca ngợi thắng cảnh này có từ thời vua Thành Thái và nấm mồ được cho là của Tùng Sơn tiên nhân.
Đứng ở một vị thế cao nhất phóng tầm mắt quan sát, có nhiều mái núi thoai thoải trải rộng về hướng đồng bằng vùng B Đại Lộc, tạo ra nhiều mặt bằng phủ những mảng màu sắc khá đẹp như: bằng Am, bằng Mua, bằng Sim, bằng Chuổi…
Sở dĩ có những tên gọi như thế là vì trên từng mặt bằng nhấp nhô đồi dốc kia, hoa hoang cỏ dại lẫn cây rừng cũng biết quần tụ nhau sinh sống theo bầy đàn, nơi mọc toàn sim, nơi thì mua, nơi thì cây chuổi…
Chỉ riêng mỗi cái tên gọi bằng Am là bởi, trên cái “bằng” vừa rộng vừa cao nhất ấy, tương truyền ngày xưa có một vị tu sĩ đã lên tận chốn này dựng am ẩn tu.
Và vì bằng Am thuở ấy là một cánh rừng chỉ độc giống loài cây tùng (thông) nên núi ấy còn có tên là Tùng Sơn, và vị tu sĩ huyền thoại ẩn tu trên chốn non cao này được người địa phương truyền tụng là thầy Tùng Sơn.
Ngày nay vẫn còn tấm bia ghi bài thơ ca ngợi thắng cảnh này có từ thời vua Thành Thái và nấm mồ được cho là của Tùng Sơn tiên nhân. Gần đó có một am nhỏ thờ Phật, tượng Quán Thế Âm Bồ Tát.
Chốn bồng lai này là nơi bạn có thể đón những tia nắng đầu tiên của bình minh và ánh tà dương muộn hạ dần sau núi đồi.
Những đêm trăng tròn vằng vặc, với ai thích thiền và tâm linh thì qua đêm nơi này rất tuyệt. Sau tiếng ầm ì của gió, róc rách của suối và du dương của côn trùng, chỉ còn lại tiếng nhịp nhàng của hơi thở và tiếng lòng rơi vào thinh không.
< Trên đỉnh núi Am Thông.
Từ quốc lộ 14B, cách bờ nam đầu cầu Hà Nha khoảng một cây số, một con đường đất đá mới mở dốc ngược lên đỉnh Tùng Sơn khởi đầu cho một dự án du lịch. Ngày nay, lên tận đỉnh non cao này, mới thấy trên cái mặt bằng nhấp nhô đồi dốc rộng có đến hàng trăm hecta, nay chỉ còn một vạt rừng thông nhỏ tiếp cận với rừng già sau lưng.
< Xưa nơi đây có rất nhiều thông nên mới có tên là Am Thông hay Tùng Sơn. Do chiến tranh và con người khai thác nên chỉ còn lại 2 gốc thông già cheo leo trên mỏm đá.
Do núi cao, vách dựng đứng, đường mòn nhiều dốc hiểm trở nên bạn sẽ mất khoảng 3 tiếng để leo lên núi và hơn một tiếng để xuống.
Nếu như ở phía nam, núi An Bằng và một phần Thọ Lâm có cây dầu rái đã bao đời nay trở thành một phần đời sống của người dân địa phương với lượng dầu rái khai thác phục vụ cho các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, thì ở phía bắc, núi Tùng Sơn – bằng Am chỉ là một cái trảng rộng mông mênh cây cỏ và mây trắng bay lãng đãng, khơi gợi trong trí nhớ con người về một vị tu sĩ ẩn tu nhuốm màu truyền thuyết…
< Mỏm đá có hình đầu người như đang đau đáu về miền vô định nào đó tận trời xanh.
Đỉnh núi là một thung lũng tuyệt đẹp dựa lưng vào ba quả đồi nhỏ với 4 khe suối chảy xuôi gồm khe Lim, khe Hóc, khe Hung và khe nước Đỏ.
Nhiệt độ ở đây luôn thấp hơn dưới chân núi 5 - 7 độ C và độ ẩm cao nên có nhiều loài địa lan, phong lan và dương xỉ phát triển. Sim và cây chổi là hai loài mọc phổ biến. Người dân hàng ngày vẫn leo lên đỉnh để cắt cây chổi về bán. Đến mùa sim chín, bạn có thể làm một bữa no nê quanh vài bụi sim trĩu trái.
< Tấm bia ghi bài thơ ca ngợi thắng cảnh này có từ thời vua Thành Thái và nấm mồ được cho là của Tùng Sơn tiên nhân.
Đứng ở một vị thế cao nhất phóng tầm mắt quan sát, có nhiều mái núi thoai thoải trải rộng về hướng đồng bằng vùng B Đại Lộc, tạo ra nhiều mặt bằng phủ những mảng màu sắc khá đẹp như: bằng Am, bằng Mua, bằng Sim, bằng Chuổi…
Sở dĩ có những tên gọi như thế là vì trên từng mặt bằng nhấp nhô đồi dốc kia, hoa hoang cỏ dại lẫn cây rừng cũng biết quần tụ nhau sinh sống theo bầy đàn, nơi mọc toàn sim, nơi thì mua, nơi thì cây chuổi…
Chỉ riêng mỗi cái tên gọi bằng Am là bởi, trên cái “bằng” vừa rộng vừa cao nhất ấy, tương truyền ngày xưa có một vị tu sĩ đã lên tận chốn này dựng am ẩn tu.
Và vì bằng Am thuở ấy là một cánh rừng chỉ độc giống loài cây tùng (thông) nên núi ấy còn có tên là Tùng Sơn, và vị tu sĩ huyền thoại ẩn tu trên chốn non cao này được người địa phương truyền tụng là thầy Tùng Sơn.
Ngày nay vẫn còn tấm bia ghi bài thơ ca ngợi thắng cảnh này có từ thời vua Thành Thái và nấm mồ được cho là của Tùng Sơn tiên nhân. Gần đó có một am nhỏ thờ Phật, tượng Quán Thế Âm Bồ Tát.
Chốn bồng lai này là nơi bạn có thể đón những tia nắng đầu tiên của bình minh và ánh tà dương muộn hạ dần sau núi đồi.
Những đêm trăng tròn vằng vặc, với ai thích thiền và tâm linh thì qua đêm nơi này rất tuyệt. Sau tiếng ầm ì của gió, róc rách của suối và du dương của côn trùng, chỉ còn lại tiếng nhịp nhàng của hơi thở và tiếng lòng rơi vào thinh không.
Leave a Comment