Hang dơi Tiên An - 'công viên kỷ Jura' bị lãng quên
Nằm cách thành phố Tam Kỳ (Quảng Nam) khoảng 35 km, hang dơi Tiên An có vẻ đẹp hoang sơ hệt như công viên kỷ Jura với trận đồ hóa thạch.
Từ Tam Kỳ ngược lên xứ Tiên tầm 20km đến ngã ba Tượng Đài (còn gọi là ngã ba Căm Thù), xã Tiên Thọ, đây là nơi có bia và tượng đài ghi dấu cuộc đấu tranh Cây Cốc của nhân dân địa phương. Bạn rẽ trái tầm 15 km là đến thôn 3 xã Tiên An của huyện Tiên Phước. Đến hố Ông Cai, qua con đập nhỏ, nơi có cộng đồng người Co đang sinh sống sẽ dễ dàng hỏi đường đến Hang Dơi.
Trước đây, dân phượt phải gửi xe rồi leo dốc Eo Bò và cuốc bộ vài giờ, nay nhờ việc trồng và khai thác cây keo nên đã có đường đất chạy thẳng vào tận nơi này.
Đường vào quanh co khúc khuỷu, núi đồi đèo dốc và cảnh sắc của non xanh suối mát rì rào hòa với tiếng chim líu lo càng thêm phấn khích.
Du khách dừng chân bên Hố Ông Cai, chiêm luận câu chuyện ông khổng lồ gánh đất. Hòn Đá Dựng sừng sững bên hố, như một chứng tích thần thoại gãy đòn gánh, đứt gióng tre của ông khổng lồ ngày ấy.
Hố Ông Cai, ngày nay còn được gọi tên là đập Thành Công, một công trình thủy lợi do nhân dân và chính quyền địa phương xây dựng, phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân trong vùng.
Một dải đồi xanh thẳm toàn bụi rậm, dây leo phủ kín với vài mỏm đá đen ngòm ẩn hiện.
Hơn 10 năm trước cộng đồng người Co sinh sống quanh khu vực Hang Dơi đã được dời xuống khu đập Thành Công. Những quần thể tự nhiên đã được thay bằng bạt ngàn keo lá tràm kinh tế. Những cây cổ thụ và dây leo, dưới chân là cát mịn và suối reo ầm ì đã không còn.
Quần thể gồm 2 hang đá vôi hình thành cách đây hàng triệu năm: hang trên và hang dưới nhưng thực tế hang trên lại nằm ở chân núi phía dưới vì lộ thiên, còn gọi là Động Thiên, còn hang dưới là hang sâu cả trăm mét nằm phía trên có 2 lối vào nhỏ với nhiều ngóc ngách ngoằn nghèo, còn gọi là Động Nàng Tiên.
Với động Nàng Tiên, việc khám phá gặp nhiều khó khăn do đèn pin không đủ sáng. Bạn có thể giật mình khi có vài chú dơi vụt vù qua và tiếng tí tách của khe nguồn.
Bạn sẽ tốn rất nhiều thời gian cho Động Thiên vì có rất nhiều khối đá, mỏm đá, dãy đá lộ thiên rải rác mà mỗi điểm như vậy sẽ luôn khơi dậy trí tưởng tượng của bạn.
Lòng hang này là con suối cạn với nhiều đá cuội và những khối đá cao ngất kéo dài với vô số hình hài dị ảo, ma mị. Nhiều khối đá ở đây mang hình thù lạ mắt chẳng hạn như hình người khổng lồ, mặt quỷ, vỏ sò,...
Quần thể đá tảng quanh Hang Dơi, được thiên nhiên bố cục cảnh quan dàn trải theo các chiều dài cao rộng mặt phẳng.
Có thể là một bức kỳ đà thạch, nằm phơi tấm lưng sần sùi nắng. Một con tàu thời cổ đại đang neo đậu. Mũi tàu chênh chếch gối sóng. Cũng có thể là trụ thạch chùa một cột, dựng mái đá nghiêng nghiêng.
Nhiều phiến đá dán chặt vào nhau, thách thức những cơn bão rừng, gió núi. Từ đó, ông cha ta đã đặt tên là Nhà Thùng. Du khách cũng có thể viếng cảnh bồng lai Nàng Tiên động.
Trong lòng hang, ngóc ngách chảy nguồn nước róc rách, như lời tiên nữ thì thầm.
Những ngày nắng treo sườn núi, ánh mặt trời len lỏi vào tận hang ngầm, chiếu vệt lung linh trong lòng Động Thiên kỳ ảo, khiến ta liên tưởng đến động Huyền Không trong quần thể Ngũ Hành Sơn ở Đà Nẵng. Ta cũng rất ngạc nhiên khi được đối cảm nét hoa văn, cổ tự chi chít ẩn ngữ kỳ dị, ngoằn ngoèo trên phiến thạch…
Mặt trời xiên qua những khe đá chằng chịt dây leo bên trên hắt những mảng sáng nhảy múa với tiếng chim muông, ếch nhái, côn trùng đem đến cảm giác như đang lạc vào kỷ nguyên của thế giới khủng long xa xưa.
Thoát ra khỏi thâm cung đó bạn sẽ gặp nhiều hình thù kỳ quái như chú thằn lằn sấm rình mồi hay loài cá sấu khổng lồ đang ngoảnh đầu. Hình ảnh con thuyền neo đậu, dãy mặt người đang nhìn về một phía hay những hoa văn lạ lẫm trên những mảng đá sần sùi.
Nếu được phát quang dọn dẹp, phía trên bạn sẽ thấy chú hươu cao cổ vươn lên cả chục mét hay những con vật nào đó rất liêu trai.
Hang Dơi ở Tiên An cho ta biết bao điều bất ngờ lý thú. Du khách mỗi lượt đến Tiên Phước, mà quên quá bước lên Hang Dơi ngóc ngách vân thạch, thì cũng có thể xem như một chuyến ngoạn du chưa trọn gói của cuộc về nguồn.
Từ Tam Kỳ ngược lên xứ Tiên tầm 20km đến ngã ba Tượng Đài (còn gọi là ngã ba Căm Thù), xã Tiên Thọ, đây là nơi có bia và tượng đài ghi dấu cuộc đấu tranh Cây Cốc của nhân dân địa phương. Bạn rẽ trái tầm 15 km là đến thôn 3 xã Tiên An của huyện Tiên Phước. Đến hố Ông Cai, qua con đập nhỏ, nơi có cộng đồng người Co đang sinh sống sẽ dễ dàng hỏi đường đến Hang Dơi.
Trước đây, dân phượt phải gửi xe rồi leo dốc Eo Bò và cuốc bộ vài giờ, nay nhờ việc trồng và khai thác cây keo nên đã có đường đất chạy thẳng vào tận nơi này.
Đường vào quanh co khúc khuỷu, núi đồi đèo dốc và cảnh sắc của non xanh suối mát rì rào hòa với tiếng chim líu lo càng thêm phấn khích.
Du khách dừng chân bên Hố Ông Cai, chiêm luận câu chuyện ông khổng lồ gánh đất. Hòn Đá Dựng sừng sững bên hố, như một chứng tích thần thoại gãy đòn gánh, đứt gióng tre của ông khổng lồ ngày ấy.
Hố Ông Cai, ngày nay còn được gọi tên là đập Thành Công, một công trình thủy lợi do nhân dân và chính quyền địa phương xây dựng, phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân trong vùng.
Một dải đồi xanh thẳm toàn bụi rậm, dây leo phủ kín với vài mỏm đá đen ngòm ẩn hiện.
Hơn 10 năm trước cộng đồng người Co sinh sống quanh khu vực Hang Dơi đã được dời xuống khu đập Thành Công. Những quần thể tự nhiên đã được thay bằng bạt ngàn keo lá tràm kinh tế. Những cây cổ thụ và dây leo, dưới chân là cát mịn và suối reo ầm ì đã không còn.
Quần thể gồm 2 hang đá vôi hình thành cách đây hàng triệu năm: hang trên và hang dưới nhưng thực tế hang trên lại nằm ở chân núi phía dưới vì lộ thiên, còn gọi là Động Thiên, còn hang dưới là hang sâu cả trăm mét nằm phía trên có 2 lối vào nhỏ với nhiều ngóc ngách ngoằn nghèo, còn gọi là Động Nàng Tiên.
Với động Nàng Tiên, việc khám phá gặp nhiều khó khăn do đèn pin không đủ sáng. Bạn có thể giật mình khi có vài chú dơi vụt vù qua và tiếng tí tách của khe nguồn.
Bạn sẽ tốn rất nhiều thời gian cho Động Thiên vì có rất nhiều khối đá, mỏm đá, dãy đá lộ thiên rải rác mà mỗi điểm như vậy sẽ luôn khơi dậy trí tưởng tượng của bạn.
Lòng hang này là con suối cạn với nhiều đá cuội và những khối đá cao ngất kéo dài với vô số hình hài dị ảo, ma mị. Nhiều khối đá ở đây mang hình thù lạ mắt chẳng hạn như hình người khổng lồ, mặt quỷ, vỏ sò,...
Quần thể đá tảng quanh Hang Dơi, được thiên nhiên bố cục cảnh quan dàn trải theo các chiều dài cao rộng mặt phẳng.
Có thể là một bức kỳ đà thạch, nằm phơi tấm lưng sần sùi nắng. Một con tàu thời cổ đại đang neo đậu. Mũi tàu chênh chếch gối sóng. Cũng có thể là trụ thạch chùa một cột, dựng mái đá nghiêng nghiêng.
Nhiều phiến đá dán chặt vào nhau, thách thức những cơn bão rừng, gió núi. Từ đó, ông cha ta đã đặt tên là Nhà Thùng. Du khách cũng có thể viếng cảnh bồng lai Nàng Tiên động.
Trong lòng hang, ngóc ngách chảy nguồn nước róc rách, như lời tiên nữ thì thầm.
Những ngày nắng treo sườn núi, ánh mặt trời len lỏi vào tận hang ngầm, chiếu vệt lung linh trong lòng Động Thiên kỳ ảo, khiến ta liên tưởng đến động Huyền Không trong quần thể Ngũ Hành Sơn ở Đà Nẵng. Ta cũng rất ngạc nhiên khi được đối cảm nét hoa văn, cổ tự chi chít ẩn ngữ kỳ dị, ngoằn ngoèo trên phiến thạch…
Mặt trời xiên qua những khe đá chằng chịt dây leo bên trên hắt những mảng sáng nhảy múa với tiếng chim muông, ếch nhái, côn trùng đem đến cảm giác như đang lạc vào kỷ nguyên của thế giới khủng long xa xưa.
Thoát ra khỏi thâm cung đó bạn sẽ gặp nhiều hình thù kỳ quái như chú thằn lằn sấm rình mồi hay loài cá sấu khổng lồ đang ngoảnh đầu. Hình ảnh con thuyền neo đậu, dãy mặt người đang nhìn về một phía hay những hoa văn lạ lẫm trên những mảng đá sần sùi.
Nếu được phát quang dọn dẹp, phía trên bạn sẽ thấy chú hươu cao cổ vươn lên cả chục mét hay những con vật nào đó rất liêu trai.
Hang Dơi ở Tiên An cho ta biết bao điều bất ngờ lý thú. Du khách mỗi lượt đến Tiên Phước, mà quên quá bước lên Hang Dơi ngóc ngách vân thạch, thì cũng có thể xem như một chuyến ngoạn du chưa trọn gói của cuộc về nguồn.
Leave a Comment